Hôm nay :

Hotline: 0120 220 1889 - 0902 108 162

Trong cuộc họp báo vừa diễn ra lúc rạng sáng ngày 11/5 (theo giờ Việt Nam), ngoài khám phá gây chấn động về việc tìm thấy oxy trên sao Hỏa, NASA cũng chính thức tuyên bố đã phát hiện 1.284 hành tinh mới ngoài hệ Mặt trời và 9 trong số này được coi là có thể tồn tại sự sống.

Hình mô phỏng một phần khám phá hành tinh có chọn lọc của kính viễn vọng không gian Kepler. Ảnh: NASA

Tất cả các hành tinh mới đã được kính viễn vọng không gian Kepler của NASA phát hiện trong sứ mệnh nghiên cứu gần 150.000 ngôi sao trong một vùng bầu trời nhất định trong giai đoạn từ 2009 - 2013. Theo các chuyên gia, 1.248 là số lượng hành tinh mới được công bố cao kỷ lục từ trước tới nay và gần như gấp đôi số lượng hành tinh ngoài hệ Mặt trời đã được xác thực trước đây trong vũ trụ.

Để rút ra kết luận trên, các nhà khoa học thuộc Sứ mệnh kính viễn vọng không gian Kepler đã sử dụng một kỹ thuật mới, cho phép họ đánh giá khả năng các dấu hiệu thu được thực sự là của các hành tinh, thay vì của các thiên thể khác.

"Khám phá làm chúng tôi dấy lên hy vọng rằng, ở nơi nào đó ngoài kia, quanh một ngôi sao rất giống như Mặt trời của chúng ta, chúng ta rốt cuộc có thể tìm thấy một Trái đất nữa", Ellen Stofan, khoa học gia trưởng tại tổng hành dinh của NASA, cho biết.

Khi Kepler tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ Mặt trời, nó xem xét ánh sáng phát ra từ các ngôi sao xa xôi. Bất kỳ dấu hiệu nào của thứ ánh sáng đó mờ đi đôi chút trước khi tiếp cận kính thiên văn đều có thể là một hành tinh đang di chuyển qua phía trước mặt trời của nó. Song, các nhà nghiên cứu cũng không loại trừ khả năng các hành tinh không phải là dạng thiên thể duy nhất có thể làm mờ ánh sáng của một ngôi sao, vì một hệ thống sao kép bao gồm cả một sao lùn màu nâu hoặc ngôi sao có khối lượng nhỏ cũng có thể làm được điều đó.

Nhằm xác thực những gì đang diễn ra, trong quá khứ các nhà khoa học phải tiến hành theo dõi tiếp về mỗi ứng viên hành tinh một lần nhờ sử dụng các kính thiên văn đặt trên mặt đất. Đây là một công việc mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Đó là lí do tại sao trước đây, họ từng chỉ xác thực 984 hành tinh ngoài hệ Mặt trời, bất chấp 7 năm xúc tiến sứ mệnh Kepler.

Tuy nhiên, kỹ thuật xác thực mới đã đánh giá được khả năng các ứng viên hành tinh là hành tinh thực sự một cách đồng loạt, không đòi hỏi thêm bất kỳ sự theo dõi nào khác. Kỹ thuật này được thực hiện thông qua việc tính toán 2 thứ: đầu tiên là hình dạng tín hiệu quá cảnh của một ứng viên hành tinh giống hành tinh thực sự đến mức nào và hai là các thiên thể không phải hành tinh nhưng phát tín hiệu "giả" tương tự phổ biến đến mức nào trong vũ trụ.

Việc kết hợp các thông tin này mang tới cho các nhà khoa học một kết quả về độ tin cậy từ 0 đến 1 cho mỗi ứng viên hành tinh. Các ứng viên có độ tin cậy lớn hơn 99% hiện có thể được gọi là "hành tinh được xác thực", mà không cần phải thực hiện bất kỳ quan sát theo dõi nào nữa.

Timothy Morton thuộc Đại học Princeton, người phát triển kỹ thuật mới, sau đó còn kiểm tra chéo các kết quả thu được bằng phương pháp mới với dữ liệu từ các theo dõi trên mặt đất trong quá khứ và phát hiện rằng, các phỏng đoán của ông trùng khớp gần như hoàn hảo với những gì các kính thiên văn quan sát được.

Tất nhiên, mục đích của tất cả các phát hiện về hành tinh đều nhằm trả lời cho câu hỏi lớn muôn thuở rằng "Liệu chúng ta có cô độc trong vũ trụ?". Để tìm ra điều này, các nhà khoa học thuộc sứ mệnh Kepler đã có thể sử dụng tín hiệu quá cảnh của các hành tinh để tính toán kích cỡ cũng như khoảng cách giữa chúng với ngôi sao của mình nhằm xác định liệu các hành tinh đó có thể dung dưỡng sự sống hay không.

Dựa vào các tiêu chí đó, tuyên bố mới của NASA đã đề cập tới 9 hành tinh được coi là có thể cư trú được. Chúng được cho là sở hữu kích thước gần gấp đôi Trái đất và tọa lạc trong "vùng Goldilocks" ("vùng sự sống" hay "vành đai xanh") của ngôi sao của chúng, đồng nghĩa với việc chúng không ở quá gần hoặc quá xa ngôi sao của mình và có khả năng chứa nước ở dạng lỏng.

Tuyên bố không hàm ý khẳng định tất cả các hành tinh nói trên đều đang dung dưỡng sự sống. Nhưng nếu không có khả năng nghiên cứu chúng một cách chi tiết hơn, đây là cách tốt nhất chúng ta đánh giá được tính phù hợp cho sự sống như chúng ta biết của một hành tinh.

Mục tiêu cuối cùng của giới nghiên cứu là có thể phát hiện ánh sáng phát ra từ một trong những hành tinh tiềm tàng khả năng cư trú được này, để chúng ta có thể phân tích các khí trong bầu khí quyển của nó - những dấu hiệu sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về việc liệu sự sống có từng tồn tại ở đó hay có thể hình thành trong tương lai hay không.

Điều đáng buồn là, Kepler gần như đang ở cuối sứ mệnh săn tìm hành tinh của nó. Kính thiên văn này sẽ tiếp tục quan sát các hiện tượng thiên văn kỳ lạ trong tương lai trước mắt, nhưng được dự đoán sẽ cạn kiệt nhiên liệu trong khoảng 2 năm tới, vào mùa hè ở Bắc bán cầu năm 2018.

Trọng trách hiện đang được trao cho vệ tinh khảo sát các hành tinh ngoài hệ Mặt trời quá cảnh TESS và kính viễn vọng không gian James Webb. Khi kết hợp hoạt động, cả hai hệ thống này sẽ có thể rà soát thậm chí còn nhiều ngôi sao hơn nữa trong bầu trời đêm và được kỳ vọng sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn nữa về các hành tinh ngoài hệ Mặt trời đang di chuyển theo quỹ đạo quanh chúng.

Theo Vietnamnet

Công nghệ hiện đại đã đưa chúng ta tới nhiều chân trời kiến thức khoa học mới, và một trong số đó là việc biết Trái Đất của chúng ta cũng có những "người anh em" trong vũ trụ này.
Kepler-452b

Hành tinh Kepler-452b được NASA công bố vào ngày 23 tháng 7 năm 2015 và được xác định bởi kính thiên văn không gian Kepler. Kepler-452b là một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời, là lần đầu tiên con người phát hiện hành tinh gần trái đất có kích thước quay quanh trong vùng sinh sống của một ngôi sao tương tự như Mặt trời.



Ảnh mô phỏng Kepler-452b.

Hành tinh này cách hệ Mặt trời 1.400 năm ánh sáng. Với tốc độ 59.000km/giờ của New Horizons, tàu vũ trụ nhanh nhất từng được con người chế tạo, sẽ mất khoảng 25,8 triệu năm để tiếp cận Kepler-452b.

Nó có kích thước lớn gấp Trái Đất 1,6 lần, nhiều khả năng là hành tinh đá, với bề mặt chứa nhiều sắt và các kim loại khác. Song Kepler-452b luôn được mệnh danh là "Trái Đất phiên bản 2.0".
HD 219134b

HD 219134b là một hành tinh nằm trong ngôi sao có tên hiệu là HD 219134. Theo các nhà khoa học, ngôi sao HD 219134 (hay còn được gọi là HR 8832) là một ngôi sao lùn có độ lớn thứ 5 nằm trong chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) và chỉ cách Trái đất chúng ta khoảng 21 năm ánh sáng. HD 219134b lớn hơn Trái Đất cỡ 1,6 lần và nặng hơn 4,5 lần

Hành tinh HD 219134b.

Michael Werner, một nhà khoa học trong sứ mệnh Spitzer tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA tuyên bố: "Hành tinh này sẽ là một trong những đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất trong nhiều thập kỷ tới".

Việc hành tinh này ở rất gần chúng ta sẽ còn mang đến nhiều sự quan tâm hơn cả Kepler-452b và lọt vào danh sách thăm dò tiềm năng.
GJ1132b

Cuối năm 2015, các nhà thiên văn học công bố: Họ đã tìm ra một hành tinh mới chỉ cách chúng ta 39 năm ánh sáng và khá giống Trái Đất về kích thước. Nhà thiên văn David Charbonneau của Trung tâm Vật lí thiên văn Harvard-Smithsonian tại Mỹ là người có công tìm ra GJ1132b.

Cận cảnh hành tinh GJ1132b.

GJ1132b có kích thước lớn gấp 1,2 lần kích thước Trái Đất, thuộc loại hành tinh đá với thành phần chủ yếu là đá và sắt. Đó là thiên thể gần Trái Đất nhất trong số các hành tinh đá mà con người từng phát hiện. Người ta tin rằng khả năng tồn tại sự sống trên GJ1132b là rất cao.
Cặp song sinh Kepler-62e và Kepler-62f

Mới đây, chuyên gia Eric Agol thuộc đại học Washington (Mỹ) vừa công bố phát hiện một cặp hành tinh có nhiều nét tương đồng với Trái Đất thông qua kính viễn vọng Kepler. Đó là hai hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện nằm trong khu vực có thể cho phép sự sống sinh sôi.

Phạm vi dải màu xanh lá cây được cho là khu vực có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.

2 hành tinh này thuộc loại hành tinh đá, có đủ điều kiện để xuất hiện nước trên bề mặt. Cặp "song sinh" gần gũi với chúng ta này đang quay quanh một ngôi sao như mặt trời tại chòm sao Thiên Cầm, có kích thước lớn hơn Trái Đất khoảng 1,4 lần.

Kepler-62e và Kepler-62f.

Hiện đã xác định được nhiệt lượng và bức xạ của hai hành tinh này chỉ bằng một nửa Trái Đất và chu kỳ quay là 267,3 ngày.
Theo Dân Việt

Trong buổi công bố này, NASA sẽ thông báo những khám phá mới nhất của kính viễn vọng Kepler trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, và rất có thể sẽ bật mí thông tin về người ngoài hành tinh.

Theo Express đưa tin, vào 13 giờ EDT ngày 10/5 (tức 0h ngày 11/5 theo giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ công bố cho toàn thế giới về"khám phá mới nhất của kính viễn vọng Kepler trong quá trình thực hiện nhiệm vụ" của mình.



Cũng trong buổi công bố này, rất có thể, NASA sẽ bật mí thông tin về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.

Mới đây, Ellen Stofan - giám đốc khoa học của NASA từng đề cập tới việc nhiều khả năng, chúng ta sẽ tìm thấy dấu hiệu mạnh mẽ của sự sống ngoài Trái đấttrong vòng một thập kỷ tới, và những bằng chứng rõ ràng sẽ có vào 20 - 30 năm nữa.

Stofan chia sẻ: "Chúng ta vẫn luôn tin về một sự sống khác tồn tại ngoài Trái đất và ý nghĩa của những phát hiện của NASA chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống trên Trái đất này".

Thông tin về người ngoài trái đất có thể được NASA công bố trong tối nay.

Liệu NASA có đề cập gì đến thông tin người ngoài hành tinh hay không thì chúng ta hãy chờ tin vào đêm nay.

Buổi công bố tối nay sẽ bao gồm các thành viên:
Paul Hertz, Giám đốc Vật lý thiên văn tại trụ sở NASA ở Washington, D.C.
Timothy Morton - nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton ở New Jersey.
Natalie Batalha, nhà khoa học nghiên cứu sứ mệnh Kepler tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở Moffett Field, California.
Charlie Sobeck, người quản lý sứ mệnh Kepler/K2 tại Ames.

Được biết, trong năm 2015, kính viễn vọng Kepler đã từng phát hiện ra hành tinh mới mang tên Kepler 452b và được cho là "Trái đất thứ hai". Đây được xem là một phát hiện mang tính lịch sử của ngành Thiên văn.

Các thông báo của NASA vào tháng 10 năm ngoái cũng làm sáng tỏ thêm về đặc điểm, nhiệt độ, điều kiện khí quyển của hành tinh này.

Kính thiên văn Kepler.

Nhiều người dự đoán, buổi họp tối nay của NASA cũng có thể sẽ công bố về một hành tinh khác có khả năng tồn tại sự sống hoặc một hành tinh từng tồn tại sự sống. Sau tất cả, Kepler vẫn vô cùng được việc khi giúp ta hiểu về không gian tốt hơn.

Kính viễn vọng Kepler được NASA đưa vào sử dụng vào năm 2009 với sứ mệnh khám phá các hành tinh có sự sống ngoài vũ trụ.

Kepler hoạt động bằng cách giám sát hàng trăm ngàn sao cùng một lúc và phân tích mức độ ánh sáng mà các ngôi sao phát ra. Khi một hành tinh đi qua giữa ngôi sao và kính thiên văn, chúng sẽ che lấp một số ánh sáng và Kepler sẽ lưu tâm, dõi theo hành tinh đó.

Hành tinh Kepler 452b (hình phải) được cho là "Trái đất thứ 2".

Kể từ khi ra đời, Kepler đã phát hiện được 1.028 hành tinh và 22 trong số đó được tin là có những điều kiện phù hợp với sự sống. Trong số những hành tinh được Kepler phát hiện, Kepler-452b là thiên thể đặc biệt nhất.

Buổi họp báo của NASA sẽ được chúng tôi tường thuật trực tiếp vào đêm nay.

Cập nhật: 10/05/2016
Theo VnExpress


Lần đầu tiên trong 40 năm, các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ tìm thấy nguyên tử oxy trong tầng trung lưu của hành tinh đỏ.

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu ở NASA sử dụng máy bay khảo cứu tầng bình lưu dành cho ngành thiên văn học hồng ngoại (SOFIA), đặt trên một chiếc máy cách Trái Đất 13,7km. Phát hiện oxy trong tầng bình lưu của sao Hỏa có thể giúp các nhà thiên văn học tìm hiểu không khí biến mất khỏi hành tinh đỏ như thế nào.


Các nhà khoa học NASA quan sát và đo đạc lượng nguyên tử oxy trên sao Hỏa. (Ảnh: IFL Science).

Dù phát hiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết về sao Hỏa, ngôi nhà tiềm năng mới cho loài người, các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy lượng oxy bằng một nửa so với kỳ vọng. Lần gần nhất nguyên tử oxy được quan sát thấy trên khí quyển sao Hỏa là trong các nhiệm vụ tàu Viking và Mariner vào thập niên 1970. Nguyên nhân là do bầu trời màu xanh của Trái Đất.

"Nguyên tử oxy trong khí quyển sao Hỏa rất khó đo lường. Để quan sát những bước sóng viễn hồng ngoại và phát hiện nguyên tử oxy, các nhà nghiên cứu phải ở phía trên bầu khí quyển Trái Đất và sử dụng thiết bị cực nhạy, trong trường hợp này là máy quang phổ kế. SOFIA đáp ứng cả hai yêu cầu trên", Pamela Marcum, nhà khoa học chỉ đạo dự án SOFIA, cho biết.

Trước đây, bầu khí quyển dày đặc và ẩm ướt của Trái Đất khiến giới nghiên cứu thiên văn rất khó nhìn thấy chính xác vũ trụ bên ngoài. SOFIA là một chiếc máy bay phản lực Boeing 747SP trang bị kính viễn vọng đường kính 254cmcó thể bay lên phía trên khí quyển Trái Đất để cung cấp tầm quan sát rõ hơn. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục sử dụng SOFIA để đo đạc những nơi khác trên sao Hỏa nhằm đảm bảo số liệu họ thu được không phải là kết quả của biến động khí quyển.
Theo VnExpress

Tập đoàn Central Group của gia đình tỷ phú Thái Lan đã vượt qua một loạt các đối thủ lớn để sở hữu Big C Việt Nam với giá trị thương vụ khoảng hơn một tỷ USD.

Casino Group (Pháp) - đơn vị sở hữu thương hiệu Big C tại Việt Nam vừa phát đi thông cáo đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc bán Big C Việt Nam cho Central Group - một tập đoàn đến từ Thái Lan. Casino tiết lộ giá trị doanh nghiệp của Big C Việt Nam đạt một tỷ euro (tương đương 1,14 tỷ USD). Tập đoàn này cũng cho biết sau thương vụ này sẽ thu về 920 triệu euro, xấp xỉ 1,04 tỷ USD (khoảng 23.300 tỷ đồng). 

Như vậy, cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam đã đi đến hồi kết sau gần nửa năm.Từ cuối năm 2015, Casino Group trong kế hoạch tái cơ cấu tài chính nhằm giảm nợ năm 2016, Tập đoàn này đã đề cập đến việc bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam - thị trường hãng không coi là trọng điểm.

Casino Group đã có hơn 18 năm để phát triển hệ thống và thương hiệu Big C tại Việt Nam. Big C Việt Nam hiện gồm 43 cửa hàng và 30 trung tâm mua sắm và đã đạt được trong năm 2015 doanh thu chưa bao gồm thuế 586 triệu euro (khoảng 665 triệu USD).

Central Group được sáng lập năm 1927, hiện hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, các cửa hàng, bán lẻ, khách sạn và nhà hàng. Tài sản lớn nhất của Tập đoàn là Central Retail - một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan, sở hữu các trung tâm mua sắm như Central, Robinson, Zen, La Rinascente (Italy).

Tập đoàn này đã vượt qua một loạt các đối thủ lớn trong lĩnh vực bán lẻ như Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op (Việt Nam) để sở hữu Big C Việt Nam. 

Gần đây, đại gia này rất tích cực mua các tài sản để mở rộng hoạt động ra khu vực Đông Nam Á và châu Âu. Tại Việt Nam, Central Group hiện sở hữu 49%cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.


Central Group của Thái Lan thâu tóm Big C Việt Nam

Hồi tháng 2/2016, TCC Group đã vượt qua Central Group để mua lại số cổ phần đa số của Casino ở Big C Thái Lan với giá 3,1 tỷ euro (tương đương 3,53 tỷ USD).

Central Group được sáng lập năm 1927, hiện hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, các cửa hàng, bán lẻ, khách sạn và nhà hàng. Tài sản lớn nhất của Tập đoàn là Central Retail - một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan, sở hữu các trung tâm mua sắm như Central, Robinson, Zen, La Rinascente (Italy).

Trong cuộc đua thâu tóm Big C Việt Nam, hàng loạt các đại gia trong và ngoài nước đã tham gia, từ “ông lớn” ngành bán lẻ từ Nhật Bản như Aeon, hay Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc, hay đại gia nội như: Công ty Cổ phần Thăng Long GTC (thành viên của Hanoitourist), Saigon Coop,...
Theo: Kinhdoanh.net

Trời xẩm tối cũng vừa lúc lễ cầu nguyện cho các sinh linh tội nghiệp tại nghĩa trang vườn Thánh - Phú Đa kết thúc. Nhóm tình nguyện đứng nối nhau, bốc từng chiếc hộp đựng xác hài nhi truyền nhau đặt dưới mộ. Chiếc đài phát ra lời bài hát “Mẹ ơi! Con muốn làm người…” khiến ai nấy đều xót xa

Một chiều cuối tháng 4, nhóm tình nguyện hầu hết là sinh viên do Mai Hiền (quận Long Biên, Hà Nội) dẫn đầu đã về thôn Phú Đa (xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) cùng chị Đỗ Thị Cúc - người địa phương để làm lễ chôn cất các hài nhi.


Những chiếc quan tài đổ bằng xi măng đựng hàng trăm hài nhi chờ tới giờ làm lễ. Ảnh: ML

Đập Tam Hiệp nhìn từ vệ tinh

Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập thủy điện trên con sông Dương Tử và nó có tên là đập thủy điện Tam Hiệp, tọa lạc tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Nó là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 01 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).
Ngay từ khi được chính thức khởi công (14/12/1994), Công trình trị thủy Tam Hiệp trên sông Trường Giang, TQ, đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ vì sự vĩ đại của nó. Điều này được minh chứng vào tháng 6/1996, hội nghị “Về các Công trình xây dựng trên toàn thế giới” có sự hiện diện của các đại biểu đến từ rất nhiều quốc gia, họp tại Barcelona (Tây Ban Nha), đã xếp Công trình Tam Hiệp là một trong những công trình “siêu cấp toàn cầu”. Công trình này cũng đã được LHQ xếp hạng là “công trình vĩ đại nhất thế giới”.Sở dĩ như vậy vì Công trình trị thủy Tam Hiệp là một tổ hợp các công trình quan trọng.
Trừ âu thuyền, dự án này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 31 tháng 7, 2012, khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu cho điện. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW. Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tuốc-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW, gấp 2 lần tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân ở Anh cộng lại,


Thế giới luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, Các kỷ lục của thế giới cũng vì thế mà luôn thay đổi. Dưới đây là danh sách 10 tòa nhà cao nhất thế giới trong tương lai hiện đang được xây dựng. Tất cả những tòa nhà này sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Những tòa nhà cao nhất thế giới trong tương lai

Những công trình với chiều cao đáng kinh ngạc!


Xếp thứ 10 là tòa nhà Zhongguo Tôn, Bắc Kinh, Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là tòa nhà cao thứ hai của miền Bắc Trung Quốc.

Giữ vị trí thứ 9 là Trung tâm Tài chính CTF, Quảng Châu, Trung Quốc. Hoàn thành: 2016 .Trung tâm Tài chính CTF, là một tháp hỗn hợp sử dụng được xây dựng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Tòa nhà CTF sẽ có thang máy nhanh nhất thế giới ở mức 45 dặm một giờ. Nó sẽ mất 43 giây để đi từ đầu đến tầng thứ 95, theo BBC.

Đứng thứ 8 là Tòa nhà Nordstrom Tower, New York, New York. Chiều cao: 1.775 ft, Hoàn thành: 2018. Đây sẽ là tòa nhà chọc trời cao thứ hai tại thành phố New York cũng như Mỹ khi nó hoàn thành.

Vị trí thứ 7 là tòa nhà Lotte World Tower, Seoul, Hàn Quốc. Chiều cao: 1,819 ft, Hoàn thành: 2016. Lotte World Tower ước tính chi phí $ 1,25 tỷ USD. Các tòa nhà chọc trời này đã mất 13 năm quy hoạch và chuẩn bị trước khi nó được phê duyệt trong năm 2010 để bắt đầu xây dựng.

Vị trí số 6 là tòa nhà The Pearl, miền Bắc, Thẩm Dương, Trung Quốc. Chiều cao: 1.863 Feet, Hoàn thành: 2018.

Goldin Finance 117, Thiên Tân, Trung Quốc. Chiều cao: 1.957ft. Hoàn thành: 2016. Tòa nhà có 117 tầng. Sau khi hoàn thành đây sẽ là tòa nhà cao thứ 5 thế giới trong tương lai.

Tòa nhà giữ vị trí số 4 là Vũ Hán Greenland Centre, Trung Quốc. Chiều cao: 2,087 ft, Hoàn thành: 2017.

Trung tâm Tài chính Ping An, Thâm Quyến, Trung Quốc. Chiều cao: 2.165 chân, Tòa tháp sẽ có giá khoảng 678 triệu $ và sẽ là tòa nhà cao thứ 3 thế giới khi nó được hoàn thành trong năm 2016.

Vị trí số 2 là tòa nhà Trung tâm Zhongnan, Tô Châu, Trung Quốc Chiều cao: 2,392 ft, Hoàn thành: 2020. Dự án sẽ có giá khoảng 4,5 tỷ $, và nó sẽ là tòa nhà cao nhất ở Trung Quốc khi nó hoàn thành.

Giữ vị trí cao nhất thế giới là tòa nhà Kingdom Tower, Jeddah, Saudi Arabia. Chiều cao: 3.281 Ft Hoàn thành: 2018
Tổng chi phí $ 1200000000 , Kingdom Tower sẽ là một tòa nhà hỗn hợp sử dụng với một khách sạn sang trọng, không gian văn phòng, căn hộ dịch vụ, căn hộ cao cấp, và đài quan sát cao nhất thế giới. Khi hoàn thành, nó sẽ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới - nhưng ai biết được trong bao lâu
Theo: kinhdoanhnet.vn

Một nhóm chuyên gia quốc tế tuyên bố phát hiện ba hành tinh giống trái đất và gọi đây là các ứng viên sáng giá có thể giúp tìm ra sự sống trong hệ mặt trời.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày 2/5, ba hành tinh được phát hiện ở vị trí cách trái đất 39 năm ánh sáng. Chúng có kích thước tương đương trái đất, có thể sinh sống được và đủ gần với bầu khí quyển trái đất để có thể tiến hành phân tích với công nghệ hiện tại.

"Đây là cơ hội đầu tiên để tìm kiếm dấu vết hóa học của cuộc sống bên ngoài hệ mặt trời", nhà thiên văn Michael Gillon, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.


Hình ảnh mô phỏng bề mặt của một trong ba hành tinh quay quanh quỹ đạo ngôi sao lùn do Đài quan sát Nam Âu (EOS) cung cấp ngày 2/5. (Ảnh: EPA).

Theo AFP, Gillon và đồng nghiệp đã hiệu chuẩn kính thiên văn TRAPPIST ở Chile để theo dõi các ngôi sao lùn, có kích thước không đủ lớn hoặc không đủ nóng để có thể nhìn thấy bằng kính thiên văn quang học.

Sau một thời gian quan sát, họ phát hiện tín hiệu hồng ngoại của ngôi sao lùn TRAPPIST 1, có kích thước bằng một phần tám Mặt trời và mát hơn đáng kể, mờ đều đặn theo khoảng thời gian - một dấu hiệu của các vật thể trong quỹ đạo. Kết quả phân tích giúp nhóm chuyên gia khẳng định đây là ngoại hành tinh, hay hành tinh quay quanh các ngôi sao ngoài hệ mặt trời.

"Cho đến nay, sự tồn tại của những "thế giới đỏ" quay quanh các ngôi sao lùn chỉ là lý thuyết. Nhưng giờ đây, chúng không chỉ có một hành tinh cô đơn, mà có đến ba", đồng tác giả nghiên cứu Emmanuel Jehin cho hay.

Với kích thước và khoảng cách với ngôi sao chủ như hiện nay, cả ba hành tinh có thể tồn tại các khu vực có nhiệt độ thích hợp để duy trì nước lỏng và sự sống. Việc các hành tinh ở gần trái đất sẽ giúp các nhà khoa học dễ dàng nghiên cứu khí quyển và thành phần của chúng./.
Theo: khoahoc.tv

Sản phẩm mới
Giầy Việt Nam
Xe đạp điện Việt
BACK TO TOP