Hôm nay :

Hotline: 0120 220 1889 - 0902 108 162


Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
          Cùng với quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát  sinh ngày càng nhiều, việc giải quyết các các xung đột pháp luật trong mối quan hệ đó trở thành một yêu cầu quan trọng đối với mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Theo lý luận quan hệ hôn nhân và gia đìngh thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, các nước trên thế giới có quan điểm khác nhau về “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Ở Việt Nam vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định trong một số văn bản như, LuẬt nuôi con nuôi 2010, Luật hôn nhân và gia đình 2014, Luật hộ tịch cùng các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành. Sau đâu nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu để đưa đến cho các bạn những điều cơ bản về vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1.Khái niệm hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều,việc giải quyết xung đột phát luật trong các mối quan hệ đó trở thành một yêu cầu quan trọng đối với mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Theo lí luận về Tư pháp Quốc tế, quan hệ hôn nhân và gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp Quốc tế là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tham gia.Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “ yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam “ yếu tốnước ngoài” trong quan hệ này được quy định tại khoản 25 Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó “quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài,phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
1.2.Nguyên tắc áp dụng pháp luật
Theo quy định thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Theo quy định tại điều 122 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì :
1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.


CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM. MỘT SỐ THỰC TRẠNG
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
2.1.1. Khái niệm
 Luật Hôn nhân và gia đình không định nghĩa cụ thể về kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng có thể hiểu kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ thực hiện việc kết hôn để xác lập quan hệ vợ chồng trong các trường hợp.
- Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài;
- Người nước ngoài kết hôn với nhau ở Việt Nam;
- Công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài.
2.1.2. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Như vậy, các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam được áp dụng cho bên nam hoặc nữ là công dân Việt Nam hoặc khi việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tiến hành tại Việt Nam. Theo đó, hai bên nam nữ muốn kết hôn với nhau phải đáp ứng các điều kiện sau đây theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam nữ tự quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
2.1.3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 129/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Sau đây gọi chung là Nghị định 129/2014/NĐ- CP) thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn cho các trường hợp sau:
+ Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
          1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.
Đối với các trường hợp đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới thì theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 129/2014/NĐ-CP quy định thì: “Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về đăng ký hộ tịch.”
2.1.4. Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài lập thành 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có chữ ký và dán ảnh của hai bên nam, nữ.
2. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
4. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).
5. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
6. Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó

2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài
2.2.1. Khái niệm
2.2.1.1. Khái niệm ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Dưới mỗi chế độ xã hội,việc quy định về ly hôn có khác nhau.
Điều khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng trong mối quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ còn là hình thức, còn thực chất mối quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, cuộc sống gia đình vợ chồng đã mất hết ý nghĩa. Trong quan hệ tự do hôn nhân, pháp luật không bắt buộc nam nữ kết hôn khi họ không yêu nhau thì cũng không bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau khi tình yêu giữa họ không còn nữa. Việc ly hôn nhằm giải phóng cho vợ, chồng khỏi cuộc sống chung đầy đau khổ hiện tại, giúp vợ chồng thoát khỏi những mâu thuẫn sâu sắc mà không thể giải quyết được.
2.2.1.2.Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài: 
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài và bản án, quyết định ly hôn có Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2..2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
          Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì:
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
b. Thẩm quyền giải quyết
Thứ nhất: Thẩm quyền theo cấp
Căn cứ  Điều 33, Điều 34 - Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.
Thứ hai: Thẩm quyền theo lãnh thổ
Căn cứ khoản 1 - Điều 35 – Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;"
Căn cứ điểm c - khoản 1 - Điều 36 - Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:
“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”
Như vậy: Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu bị đơn (người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết;
Trường hợp 2: Nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
2.3.1. Khái niệm
          Theo quy định tại Khoản  5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi số 52/ 2010/QH 12 quy định thì  là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
2.3.2. Điều kiện để nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH 12 quy định thì: để được nhận con nuôi thì vợ chồng phải thuộc một trong các trường hợp và đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. “Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi”(các nước có điều ước quốc tế vê nuôi con nuôi với Việt Nam như Pháp, Thụy Sĩ, Canada, Hoa Kì, Italia…)
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
2.3.2. Điều kiện của người được nhận làm con nuôi
Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định thì: 
1.     Trẻ em dưới 16 tuổi
Quy định này xuất phát từ cơ sở những người chưa thành niên từ 16 tuổi trở xuống là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình, quan hệ nuôi con nuôi sẽ đảm bảo cho người con nuôi có được sự giám hộ của cha mẹ nuôi. Hơn nữa căn cứ vào đặc tính thể chất, ở lứa tuổi này những đối tượng này chưa có khả năng tự lập nên cần được nuôi dưỡng, quan tâm, giáo dục. Nếu những đối tượng ở lứa tuổi này không có đươc sự giám hộ của cha mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì họ có quyền được nhân làm con nuôi để được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Ngoài ra, để đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi thì theo Điều 29 Luật nuôi con nuôi, người nhận nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Ngoài ra phái đáp ứng điều kiện tại điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 đó là:
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

2.4. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
          Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tái ản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam là quy phạm pháp luật được ghi nhận trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy phạm pháp luật khác của pháp luật Việt Nam . Theo pháp luật Việt Nam các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng được quy định được quy định từ điều 17 đến Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Qua các điều này cho thấy quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng mang yếu tố tình cảm gắn liền vơi nhân thân không thể chuyển giao cho người khác, chỉ với tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền và nghĩa vụ đó. Trong quan hệ vợ và chồng, bên cạnh quyền và nghĩa vụ về nhân thân còn có các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ và chồng có ý nghĩa quan trọng là cơ sở để đảm bảo cho gia đình thực hiện tôt chức năng của nó. Các quyền và nghĩa vụ đó còn đáp ứng được các quyền và nghĩa vụ chính đáng cảu vợ và chồng, đảm bảo cho vợ, chồng thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ nhân thânvới nhau và thực hiện tôt các quyền và nghĩa vụ đối với con cái
          Như vậy, khi điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài, pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó là quy phạm pháp luật được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy phạm pháp luật khác của pháp luật Việt Nam.
2.5. Quan hệ giám hộ

          Theo Luật hộ tịch năm 2014 quy định thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam.
Để điều chỉnh quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoài Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chia làm hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, nếu việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gai đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam, việc đăng ký giám hộ được thực hiện tại tại cơ quan đại diện ngoại gia, lãnh sự của ViỆt Nam, ở nước ngoài phải tuân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp thứ hai, nếu việc giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa người giám hộ và người được giám hộ được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của người giám hộ. Như vậy trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ giữa người giám hộ và người người được giám hộ có thể được xác định theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài (nếu người giám hộ thường trú tại nước ngoài).
          Trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài, vấn đề giám hộ có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo một số nguyên tắc sau:
          + Việc xác lập giám hộ do cơ quan của nước ký kết mà người được giám hộ mang quốc tịch giải quyết theo pháp luật của mình.
          + Điều kiện xác lập hoặc hủy bỏ giám hộ do pháp luật của nước ký kết mà người giám hộ mang quốc tịch quyết định.
          + Quan hệ pháp lý giữa người giám hộ và người được giám hộ xác định theo pháp luật của nước ký kết có cơ quan chỉ định người giám hộ quyết định.
2.6.Thực trạng
2.6.1. Về vấn đề kết hôn
Những năm gần đây, số lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có số lượng ổn định. Theo số liệu thống kê tại các Sở Tư pháp trong Khu vực, từ năm 2011 đến 2014, hàng năm có trên 9.000 trường hợp đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp chiếm khoảng 75% so với cả nước và bình quân 3.000 trường hợp ghi chú kết hôn/năm. Tuy số lượng kết hôn năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng không có sự gia tăng đột biến. Trong đó, chủ yếu là nữ công dân Việt Nam tham gia trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài (chiếm khoảng 95%), chủ yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, công dân Việt Nam kết hôn với công dân Hoa Kỳ (bao gồm cả người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ), Trung Quốc (Đài Loan) tại Sở Tư pháp chiếm đa số, còn ghi chú kết hôn đa phần lại tập trung ở việc kết hôn với công dân Hàn Quốc, Singapore, .... do luật pháp của nước sở tại thông thoáng trong việc đăng ký kết hôn.
Bên cạnh đó, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân dùng cho công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài tại nước ngoài cũng ngày một nhiều, hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân để xuất cảnh, du lịch, các mục đích khác, tiềm ẩn những nguy cơ cho phụ nữ như bị lừa bán, bóc lột tình dục, ....
Ngoài ra, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng phát sinh những hệ luỵ mà các địa phương đang “đau đầu” giải quyết đó là vấn đề quốc tịch của chính người Việt Nam, và vấn đề quốc tịch, hộ tịch cho con của họ khi cuộc hôn nhân không hạnh phúc và họ phải trở về địa phương để sinh sống, nhiều trường hợp  mang theo con về Việt Nam.
Một số điểm hạn chế:
Một là, chưa có tiêu chí xác định sự hiểu biết phong tục, tập quán, văn hoá của các nước mà công dân Việt Nam muốn đến đăng ký kết hôn. Khi phỏng vấn kết hôn cán bộ hộ tịch tại các Sở Tư pháp phải tự tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin khác nhau, cũng như chưa thể kiểm chứng tính chính xác của các thông tin được thu thập mà phần nhiều dựa vào “niềm tin nội tâm”. Điều này sẽ càng khó khăn hơn khi việc phỏng vấn kết hôn, cấp Giấy chứng nhận kết hôn có yếu tố nước ngoài được chuyển về Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Hộ tịch.
Hai là, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên nam nữ trước khi kết hôn còn hạn chế khiến nhiều phụ nữ Việt sau khi kết hôn lâm vào hoàn cảnh khó khăn, trớ trêu dẫn đến hôn nhân tan vỡ. Nhiều trường hợp khi đến phỏng vấn kết hôn tại Sở Tư pháp đã thực tế chung sống với nhau và đã có thai, có con chung, đặt Sợ Tư pháp vào “tình thế đã rồi”, khó từ chối. Ghi nhận tại Hậu Giang, có tới 336 trẻ em “con lai” được mẹ mang về Việt Nam sinh sống và đang gặp khó khăn trong việc đăng ký khai sinh, quốc tịch và nhập học cho trẻ.
Trong Khu vực hiện có 13 tỉnh, thành phố[i] đã thành lập Trung tâm hỗ trợ hôn nhân và gia đình. Đắk Nông, Đồng Nai, Vĩnh Long đang có phương án chuẩn bị thành lập Trung tâm. Một số Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình còn thiếu nhân sự, chuyên gia tư vấn nên chưa tương xứng với vai trò và đòi hỏi của xã hội.
Ba là, một số quy định của pháp luật chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn như
- Về giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân. Các nước trên thế giới sử dụng các loại văn bản khác nhau để cấp cho công dân khi họ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Ví dụ: Vương quốc Anh cấp Giấy Chứng nhận không cản trở trong việc kết hôn; Liên Bang Úc cấp Công hàm không cản trở kết hôn; Hàn Quốc cấp Giấy chứng nhận; Công Hoà Pháp cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kết hôn của một công dân Pháp; Canada, Hoa Kỳ, Singapore, Trung Quốc (Đài Loan) cho công dân tuyên thệ.... Sở Tư pháp cũng chỉ nắm được quy định của một số nước theo kinh nghiệm, nhưng không đầy đủ nên trong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, cán bộ tư pháp đã phát hiện vài trường hợp công dân có hai quốc tịch, “lanh trí” giấu bớt một passport để khỏi xin hai giấy xác nhận. Hộ chiếu họ giấu thường là hộ chiếu mang quốc tịch Việt Nam vì thủ tục xin giấy xác nhận của Việt Nam khó hơn nước bạn.
- Phỏng vấn đối với người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Theo quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì Sở Tư pháp phỏng vấn để làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn, sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hoá pháp luật về hôn nhân và và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú.
Tuy nhiên, lại không quy định người nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của mình nên Sở Tư pháp không thể xác định tính chính xác đối với Người nước ngoài: kết hôn lần thứ ba hoặc đã kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam; hoặc công dân Việt Nam sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
Đồng thời Nghị định 126/2014/NĐ-CP cũng chưa quy định về thời gian nộp hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn lần hai nếu đương sự bị từ chối trong việc phỏng vấn trước. Do vậy, nhiều công dân đã nộp lại hồ sơ sau khi đã bị từ chối.
- Ghi vào sổ việc kết hôn. Theo quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP và Thông tư 2a/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 cùa Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, thì nếu việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng trình tự thủ tục trước khi công dân Việt Nam đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì bị từ chối ghi vào sổ việc kết hôn.
Nếu công dân Việt Nam kết hôn với một số nước không yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Singapore...) và công dân Việt Nam cũng không xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì giải quyết việc ghi chú kết hôn như thế nào?
- Lệ phí phỏng vấn cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Quy trình phỏng vấn để cấp một Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn ở nước ngoài giống như quy trình phỏng vấn đăng ký kết hôn nhưng chưa có quy định về thu lệ phí mà chỉ Uỷ ban nhân dân cấp xã được thu lệ phí từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng/trường hợp.
 Một số kiến nghị
 Hôn với người nước ngoài là hiện tượng bình thường xảy ra ở tất cả các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì vậy, những giải pháp cần thực hiện không nhằm mục đích hạn chế, ngăn cản quan hệ kết hôn với người nước ngoài mà nhằm tránh những rủi ro, không đáng có đối với phụ nữ Việt Nam tham gia các quan hệ hôn nhân.
Giải pháp hữu hiệu lâu dài là nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là cho phụ nữ, thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao trình độ học vấn, cải thiện đời sống khu vực nông thôn ... Một khi cuộc sống khó khăn, phụ nữ sẽ ít viễn tưởng đến cuộc sống khác, có nhiều lựa chọn hơn là chấp nhận cuộc sống xa quê, họ hàng và những người thân thiêt khác.

2.6.2. Về vấn đề ly hôn
Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định.
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả.
Ví dụ bị đơn là công dân Mỹ, đang định cư tại Mỹ, có địa chỉ rõ ràng, văn bản ủy thác ghi lời khai của bị đơn Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ghi là “Tòa án có thẩm quyền của Hoa Kỳ” gửi đến Bộ Tư pháp kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh do đương sự nộp chi phí dịch thuật để Bộ Tư pháp gửi Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) thực hiện ủy thác đến Hoa Kỳ thì rõ ràng rất khó có kết quả. Tòa án có thẩm quyền ở đây là Tòa án nào, phía Mỹ thực hiện việc ủy thác của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì họ có lợi gì trong khi không có phí ủy thác. Gặp những vụ án như thế này thì việc thời hạn để xét xử không đảm bảo, việc kéo dài và bế tắc khi không có kết quả ủy thác sẽ làm thiệt thòi quyền lợi của người đang ở trong nước. Nếu họ lấy vợ, chồng khác thì cuộc sống hôn nhân trái pháp luật các quyền lợi về vợ chồng không được đảm bảo
Mặc khác, còn chưa kể đến các đương sự cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án thậm trí cố tình làm cho vụ án không thể giải quyết được.
Ví dụ: bị đơn cố tình vắng mặt tại phiên tòa thì phải hoãn phiên tòa theo Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 hoặc bị đơn cố tình để mình không nhận được quyết định mở phiên tòa gây rất nhiều khó khăn cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Không những khó khăn đến từ cơ quan được ủy thác từ nước ngoài và các đương sự, mà khó khăn còn đến từ chính những quy định của pháp luật hiện hành.
Hơn thế nữa hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về ly hôn có yếu tố nước ngoài, chưa điều chỉnh hết được. Chính vì vậy mà hiện nay những vụ án lý hôn với người nước ngoài mà người này cố tình giấu địa chỉ thì Tòa án Việt Nam  tạm ngưng  vì không thể giải quyết được.
Trong nhiều năm qua, số các vụ án ly hôn là một trong số những vụ án có số lượng cao nhất, năm sau luôn cao hơn năm trước, trong đó số các vụ án ly hôn có yếu tố nước cũng khá nhiều. Số vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xét xử chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với số vụ án được thụ lý. Tình hình thụ lý của các năm sau có chiều hướng tăng hơn so với năm trước và tỷ lệ giải quyết các vụ án này những năm gần đây có chiều hướng tăng thường là trên 90%, số lượng các vụ án bị hủy giảm lượng án tồn, án quá hạn rất ít. Đây là những trường hợp hoàn toàn mới và việc giải quyết án sẽ vất vả, kéo dài hơn thông thường vì phải công chứng, chứng thực đơn, tài liệu nội dụng giải quyết liên quan đến vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng khá đa dạng, có yêu cầu về giải quyết con chung, giải quyết yêu cầu về phân chia tài sản chung, riêng .Đa số các việc ly hôn do công dân Việt Nam trong nước đứng nguyên đơn và việc xét xử thường là vắng mặt bên phía nước ngoài.
Nhiều khó khăn trong thực hiện ủy thác tư pháp: Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Những việc mà Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài kết quả trả lời thường rất chậm, thậm chí nhiều trường hợp không nhận được sự trả lời. Chính vì vậy việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện được làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử. Nhiều vụ không thể thụ lý giải quyết do công dân Việt Nam xin ly hôn chỉ cung cấp cho Tòa án bản đăng ký kết hôn có địa chỉ của bên kia, ngoài ra không có một thông tin nào khác. Điều này dẫn đến thực tế nhiều cuộc hôn nhân chỉ mang tính hình thức vẫn bị kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nguyên đơn. Bên cạnh đó thủ tục hợp thức hóa lãnh sự đối với các việc mà Tòa án Việt Nam yêu cầu thì nhiều Tòa án nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời cũng gây khó khăn cho việc xét xử.
Trình độ thẩm phán cũng còn nhiều bất cập. Do không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên nên nhiều thẩm phán không nắm vững, không thường xuyên cập nhật được chuyên môn của tư pháp quốc tế. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ thẩm phán còn hạn chế, rất khó khăn trong việc tiếp cận với pháp luật nước ngoài cũng như khi tiến hành tố tụng trong những vụ án có công dân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.


CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
3.1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp về kết hôn có yếu tố nước ngoài
3.1.1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật của các nước về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Về điều kiện kết hôn
          - Độ tuổi kết hôn: Các nước có quy định rất khác nhau về độ tuổi ở một số nước: Tây Ban Nha, Chi Lê, một số bang của Mỹ thì tuổi keesy hôn đối với nam là 14 đối với nữ là 12; Hà Lan, Pháp tuooti kết hôn đối với nam là 18, nữ là 16; ở Anh thì cả nam và nữ đề có tuổi kết hôn là 16; ở Trung Quốc tuổi kết hôn đối với nam là 22 đối với nữ là 20 tuổi…
          - Điều kiện cấm kết hôn:
Pháp luật các nước: Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ, Tây Đức cấm những người có họ hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau; ở Anh, Bungari (Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình Bungari) thì cấm kết hôn trong phạm vi 4 đời.
          -Các điều kiện khác:
          Ở nhiều nước thì người vợ góa hoặc li dị chồng phải sau một thời gian nhất định mới được tái giá (ví dụ: Ở Đức, Điều 1313 Bộ luật dân sự Đức quy định là sau 10 tháng; Ở Pháp Bộ luật dân sự pháp Điều 296 quy định là 300 ngày)
          Chính những quy định khác nhau trên, khi có một quan hệ hôn nhân có yêu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột pháp luật. Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật này, về lý luận cũng như thực tiễn, pháp luật của đa số các nước nghiêng về áp dụng nguyên tắc luật nhân thân của các bên đương sự để giải quyết. Song có nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch, có nước lại áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.
          -Ở Pháp:
          Theo Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp, điều kiện kết hôn của công dân Pháp do pháp luật của Pháp điều chỉnh, bất kể nơi tiến hành kết hôn. Xuất phát từ quy phạm xung đột một bên này, thực tiễn xét xử của Pháp đã biến thành quy phạm xung đột hai bên: Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước đương sự mang quốc tịch, người nước ngoài còn phải tuân theo một số điều kiện do pháp luật của Pháp quy định như: Tuổi kết hôn, sự đồng ý của cha mẹ, của người giám hộ nếu người kết hôn chưa đến tuổi thành niên.
          -Theo pháp luật của Đức:
          Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước đương sự mang quốc tịch điều chỉnh (Điều 13 Bộ luật dân sự Đức)  đồng thời chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Đức và dẫn chiếu đến luật nước thứ ba (Điều 27 Bộ luật dân sự Đức).
          -Ở Anh:
Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước nơi đương sự cư trú xác định: Nếu đương sự hai bên cư trú mỗi người mỗi nơi thì điều kiện kết hôn sẽ được xác định theo pháp luật nơi vợ chồng này sẽ chung sống.
Theo pháp luật của Anh: Nơi cư trú của hai vợ chồng là nơi cư trú của người chồng. Vì vậy pháp luật nơi cư trú của người chồng quyết định điều kiện kết hôn.
-Pháp luật của Mỹ:
Điều kiện kết hôn được giải quyết theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn bất kể quốc tich hay nơi cư trú của các bên đương sự .
-Pháp luật các nước Đông Âu:
Điều kiện kết hôn được thống nhất áp dụng theo nguyên tắc chung là áp dụng pháp luật quốc tịch của các bên tham gia kết hôn điều chỉnh (Điều 14 LuẬt tư pháp quốc tế của Ba Lan năm 1965, Điều 19 Luật tư pháp quốc tế và tố tụng năm 1964 của Séc và Sloovakia, Điều 91 Bộ luật hôn nhân và gia đình của Bungari…) Tuy nhiên pháp luật của các nước này quy định một số điều bảo lưu: không được phép lấy nhiều vợ, nhiều chồng. Anh chị em ruột, cha mẹ nuôi và con nuôi không được kết hôn với nhau, không được phân biệt chủng tộc, tôn giáo.
-Ở Ucraina:
Việc kết hôn của người nước ngoài trên lãnh thổ Ucraina được tiến hành trên cơ sở chung, có nghĩa là điều kiện kết hôn được xác định theo Luật Ucraina.
Điều kiện kết hôn giữa công dân Ucraina kết hôn với người nước ngoài trên lãnh thổ Ucraina, cũng như việc kết hôn của công dân Ucraina với người nước ngoài. Về điều kiện kết hôn đối với công dân Ucraina sẽ căn cứ luật hôn nhân và gia đình Ucraina.
Để thống nhất hóa các quy phạm giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn các nước đã ký kết với nhau hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương và xong phương.
Trong các điều ước quốc tế đa phương cần kể đến là Công ước Lahay năm 1902 về kết hôn. Trong công ước quy định: Điều kiện kết hôn sẽ do luật quốc tịch của các bên tham gia kết hôn điều chỉnh.
Như vậy, theo Công ước: Nơi thường trú cũng như nơi đăng ký kết hôn của đương sự không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn và xuất phát từ trật tự công cộng, Công ước quy định: Nếu luât quốc tịch của đương sự có quy định những điều kiện nào trái với trật tự công cộng của nước sở tại (nơi đăng ký kết hôn) thì nước sở tại này có quyền không chấp nhận điều kiện ấy. Trong các điều ước song phương mà các nước ký kết với nhau để giải quyết vấn đề kết hôn giữa công dân các nước hữu quan cũng áp dụng nguyên tắc: Điều kiện kết hôn do pháp luật quốc tịch của các bên điều chỉnh.
Về nghi thức kết hôn.
Xuât phát từ bản chất giai cấp nha nước, từ phong tục, tập quán mà pháp luật các nước quy định nghi thức kết hôn khác nhau: Nghi thức kết hôn dân sự, nghi thức kết hôn tôn giáo, hoặc kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo.
Chẳng hạn nghi thức tôn giáo được áp dụng những nước theo thiến chúa giáo, hồi giáo như Israen, Irắc, Iran, một số bang của Mỹ, một số tỉnh của Canađa. Còn nghi thức dân sự hoặc kết hợp cả nghi thức dân sự và tôn giáo được áp dụng phổ biến như Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đan Mạch…
Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy luật nơi tiến hành kết hôn được sử dụng như một nguyên tắc chủ đạo. Tuy nhien ở một số nơi việc áp dụng nguyên tắc này còn kèm theo một số điều bảo lưu hoặc cùng với việc áp dụng nguyên tắc cơ bản này còn áp dụng bổ xung thêm các nguyên tắc khác để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn.
-Ở Pháp
Theo Bộ luật dân sự Pháp, nghi thức kết hôn phải tuân theo nơi tiến hành kết hôn, nhưng khi công dân Pháp kết hôn ở ngoài lãnh thổ Pháp thì phải thông báo trước việc kết hôn Này về Pháp thì cuộc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp.
-Ở Đức
Theo Điều 13 Bộ luật dân sự Đức, Khoản 3 Điều 13 Luật về tư pháp quốc tế sửa đổi ngày 15/7/1986. Nghi thức kết hôn do luật nơi tiến hành kết hôn quyết định. Nếu nghi thức kết hôn không phù hợp với pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của pháp luật nơi đương sự mang quốc tịch, thì cuộc kết hôn đó vẫn có giá trị pháp lý.
-Ở Anh -  Mỹ
Nghi thức kết hôn xác định theo luật nơi tiến hành kết hôn. Ngoài ra ở Mỹ còn có học thuyết cho rằng: Nghi thức kết hôn cũng được coi là hợp pháp, trowng trường hợp nó phù hợp với luật nơi một trong các bên cư trú vào thới điểm kết hôn, luật nơi cư trú của hai vợ chồng vào thời điểm khởi tố vụ án về tính hợp pháp của việc kết hôn.
-Ở các nước Đông Âu
Điều áp dụng nguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn để giải quyết các vến đề về nghi thức kết hôn (Điều 15 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan, mục 1 Điều 20 Luật tư pháp quốc tế của Séc và Sloovakia, mục 1 Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình của Bungari…)
Đối với những trường hợp kết hôn ngoài lãnh thổ của các nước này, một số nước còn quy định bổ sung: Chẳng hạn theo Khoản 2 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan “Việc kết hôn được đăng ký ở nước ngoài thì nghi thức kết hôn chỉ cần tuân theo các quy định của pháp luật quốc tịch của hai vợ chồng là đủ”.
Ngoài các nguyên tắc chung, ở một số nước Đông Âu còn quy định điều bảo lưu, chẳng hạn theo mục 1 Điều 20 Luật tư pháp quốc tế của Séc quy định: “việc kết hôn sẽ có hiệu lực nếu nó tuân theo nghi thức dân sự”.
-Ở Ucraina
Nghi thức kết hôn giữa người nước ngoài với nhau, giữa người nước ngoài với công dân Ucraina trên lãnh thổ Ucraina, sẽ theo pháp luật Ucraina; việc kết hôn giữa công dân Ucraina với công dân nước ngoài, ngoài lãnh thổ Ucraina thì nghi thức kết hôn phải tuân theo nơi tiến hành kết hôn.
Ngoài những nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn được ghi nhận trong các bộ luật của các nước, các nước còn ký kết điều ước quốc tế để điều chỉnh vấn đề này. Nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong điều ước quốc tế đó là luật nơi tiến hành kết hôn, theo Điều 15 Công ước Lahay quy định “nghi thức kết hôn được công nhận là hợp pháp nếu nó tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn”.

3.1.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Theo quy định tại điều 122 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì :
1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.
Như vậy về cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự.
          Khi kết hôn với công dân Việt Nam, người nước ngoài phải tuân theo các điều kiện kết hôn theo luật nước mà nơi người đó là công dân, nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch đồng thời vào thời điểm đăng ký kết hôn, nếu người đó không thường trú tại một trong những nước mang quốc tịch thì giấy tờ đó sẽ do cơ quan của nước mà người đó mang hộ chiếu cấp, Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; công nhận việc kết hôn; ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan đại diện ở nước đó cấp. (Điều 44 Nghị định 126/2014/NĐ-CP).
          Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. (Điều 126 Khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp Luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. (Khoản 2 Điều 129 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các nước đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, sẽ căn cứ theo quy định của Hiệp định. Nguyên tắc chung, các hiệp định trên đều áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự để giải quyết vấn đề về điều kiện kết hôn. Chẳng hạn theo khoản 1 Điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bungari quy định: “các điều kiện kết hôn của hai nước ký kết sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người kết hôn là công dân”.
Tuy nhiên, trong một số Hiệp định cũng có quy định bổ sung, chẳng hạn theo khoản 1 Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Xô (cũ), khoản 1 Điều 18 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam -  Tiệp khắc…công dân các nước hữu quan muốn kết hôn ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật nước mình họ còn phải tuân thủ pháp luật nước tiến hành kết hôn về cấm kết hôn.
b. Nghi thức kết hôn
Nghi thức kết hôn theo điều 19 Nghị định số 126/2014/2013/NĐ-CP việc kết hôn nếu thực hiện tại Việt Nam thì phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định của pháp luật Việt Nam. Đây chính là nghi thức dân sự.
1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.

Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài ghi nhận nguyên tắc chung là nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên, cũng có những bổ xung, chảng hạn trong Hiệp định giữa Việt Nam – Tiệp Khắc cũ khoản 1 Điều 18 quy định: Việc kết hôn giữa công dân hai nước nhất thiết phải theo hình thức Nhà nước mới có giá trị.
3.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
3.2.1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật của các nước về ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thông thường  các nước thường áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự, luật nơi cư trú, luật của nước nơi có tòa án hay áp dụng phối hợp các nguyên tắc trên.
-Ở Pháp
Việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo luật nơi cư trú chung của hai vợ chồng. Nếu hai vợ chồng không có nơi cư trú chung thì vấn đề ly hôn được xác định theo luật của nước cả hai vợ chồng mang quốc tịch, đồng thời cho phép áp dụng rộng rãi nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng.
          - Ở Đức
          Theo Điều 17 Bộ luật dân sự Đức, việc ly hôn được giải quyết theo luật quốc tịch của người chồng vào thời điểm xin ly hôn, nhưng tòa án Đức được phép chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại luật Đức và dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba.
Việc ly hôn tiến hành trên lãnh thổ Đức có thể áp dụng luật nước ngoài với điều kiện các cơ sở cho phép ly hôn của pháp luật nước ngoài phù hợp với cơ sở cho phép ly hôn của pháp luật Đức.
- Ở Anh – Mỹ
Vấn đề cơ bản trước khi tòa án giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài là xác định xem tòa án nước nào có thẩm quyền giải quyết. Vấn đề xác định thẩm quyền trong các vụ ly hôn theo dấu hiện nơi cư trú của các bên đương sự. Khi vấn đề thẩm quyền đã được gải quyết, tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết ly hôn theo Luật của Tòa án.
- Ở các nước Đông Âu:
Vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài được xác định theo luật của nước mà vợ chồng là công dân vào thời điểm đưa đơn ly hôn (Điều 17 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan, khoản 2 điều 95 Bộ luật hôn nhân và gia đình Bungari) trong trường hợp hai vợ chồng khác quốc tịch thì các nước có cách giải quyết khac nhau. Theo luật Ba Lan thì trường hợp này giải quyết theo Luật ơi sống chung của hai vợ chồng, nếu không xác định được nơi sống chung sẽ theo luật của Ba Lan (Điều 18 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan năm 1965). Còn ở Séc và Sloovakia: Tòa án nước nào giải quyết vụ ly hôn thì sẽ áp dụng theo pháp luật nước đó.
- Ở Liên Bang Nga:
Vấn đề ly hôn giữa những người nước ngoài với nhau hay giữa công dân Liên Bang Nga với người nước ngoài trên lãnh thổ của Nga, được giải quyết theo luật của Nga,trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nga ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Việc ly hôn giữa người nước ngoài với nhau, hay giữa công dân Nga với người nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài cũng được thừa nhận tại Nga nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Nga.
Ngoài ra vấn đề ly hôn cũng được giải quyết trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước. Theo hiệp định này, vấn đề ly hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật của các nước mà hai vợ chồng mang quốc tịch vào thời điểm xin ly hôn. Nếu lúc xin ly hôn hai vợ chồng không cùng mang quốc tịch thì cả hai nước hữu quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn trên cơ sở pháp luật nước mình.
3.2.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Như vậy Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được áp dụng để giải quyết ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái. Những vấn đề này được quy định tại Điều 121 đến 130 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Vấn đề ly hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài thì cũng được công nhân tại Việt Nam. Cụ thể, Theo quy định tại Điều 125 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án của cơ quan có thẩm quyền tòa án nước ngoài quy định thì “ Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”
Cụ thể theo điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011):
“1. Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án của nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;
b) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.
2. Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.
3. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó.
4. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hoặc quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
6. Tòa án Việt Nam chỉ Xem Xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận.”
          Cùng với việc xây dựng các quy phạm pháp luật để xác định pháp luật áp dụng giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn. Tại khoản 3 điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì “3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”.
Giải quyết xung đột pháp luật vè ly hôn còn được đề cập trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với nước ngoài. Theo các Hiệp định, vấn đề ly hôn giữa công dân các nước ký kết được xác ddijnh theo nguyên tắc
+ Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì Luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật của nước nơi hai vợ chồng mang quốc tịch.
+ Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền của nước nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó (Khoản 2 Điều 25 Hiệp định với Liên Xô, Khoản 1, 2 Điều 20 Hiệp định với Cu Ba, Điều 33 Hiệp định với Hungari, khoản 1, 2 Điều 22 Hiệp định với Bungari, Khoản 2 Điều 32 Hiệp định với Đức).

3.3. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

3.3.1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật của các nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước.
          Vấn đề nuôi con nuôi là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong tất cả các quốc gia, tuỳ  theo điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán… mà theo pháp luật các nước có quy định khác nhau: Độ tuổi được nhận làm con nuôi, thủ tục nhận con nuôi, quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi và con nuôi. Sự khác nhau đó đã làm pháp sinh những xung đột pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài.
          Để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề này, đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật nhân thân cua người nuôi hoặc con nuôi.
          -Ở Đức
          Theo Điều 22 Luật tư pháp quốc tế của Đức sửa đổi ngày 25/7/1986, Việc nuôi con nuôi được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà người nhận con nuôi là công dân vào thời điểm nuôi con nuôi.
          Nếu vợ, chồng người nhận con nuôi có cùng quốc tịch thì luật của nước hai vợ chồng là công dân sẽ được áp dụng. Nếu hi vợ chồng có quốc tịch khác nhau thì luật của nước hai vợ chồng thường trú sẽ được áp dụng.
          -Ở Anh                                      
          Tòa án Anh có thẩm quyền giải quyết vấn đề nuôi con nuôi, khi người nuôi thường trú tại Anh hoặc cả người nuôi và con nuôi cư trú ở Anh và áp dụng pháp luật Anh để giải quyết.
          Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền ở Anh cũng thừa nhận việc việc nuôi con nuôi ở nước ngoài nếu như người nuôi là công dân Anh hiện đang cư trú ở nước ngoài.
          -Ở các nước Đông Âu
          Vấn đề nuôi con nuôi được giải quyết theo pháp luật mà người nuôi mang quốc tịch (Khoản 1 Điều 26 Luật tư pháp quốc tế của Séc và Sloovakia; Khoản 1 Điều 22 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan).
          Trong trường hợp người nuôi là hai vợ chồng có quốc tịch khác nhau thì việc nuôi con nuôi phải tuân thủ theo pháp luật quốc tịch của cả hai vợ chồng người nuôi.
Về vấn đề cần phải có sự đồng ý của đứa trẻ hoặc của những người như bố, mẹ, người đỡ đầu…đa số các nước dựa trên cơ sở pháp luật của nước mà đứa trẻ mang quốc tịch (khoản 2 Điều 22 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan 1965).
          -Ở Liên Bang Nga
          Việc nuôi con nuôi được tiến hành trên lãnh thổ Nga giữa người nuôi là công dân nước ngoài và con nuôi là công dân Nga hoặc công dân nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Nga được giải quyết theo luật Nga.
          Trường hợp trẻ nuôi mang quốc tịch nước ngoài và việc nuôi con nuôi tiến hành trên lãnh thổ Nga cũng sẽ căn cứ theo Luật Nga.
          Nếu người nhận nuôi trẻ em Nga là công dân nước ngoài thì phải có giáy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh trong trường hợp cụ thể
          Đối với trẻ em là công dân Nga, sống ơ nước ngoài thì việc nhận nuôi được thực hiện tại cơ quan lãnh sự cảu Nga và tuân theo các quy định về nhận nuôi con nuôi của pháp luật Nga.
          Vấn đề nuôi con nuôi cũng được quy định trong các Hiệp ước tương trọ tư pháp giữa các nước. Theo các Hiệp định này, pháp luật của nước nơi người nuôi mang quốc tịch giữ vai trò quyết định trong vấn đề nuôi con nuôi.

3.3.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
          Theo pháp luật Vệt Nam, việc nuôi con nuôi nhằm mục đích “xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”. Do vậy, pháp luật nước ta quy định các điều kiện nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của người nuôi con và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi.
          Về điều kiện đối với người nuôi con
          Theo luật nuôi con nuôi 2010 quy định thì “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.” , các điều kiện quy định tại điều 14 Luật nuôi con nuôi bao gồm:
 “ Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;Có tư cách đạo đức tốt.
3. Những người sau đây không được nhận con nuôi: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
          Về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi, Pháp luật Việt Nam chia làm hai trường hợp:
          Trường hợp thứ nhất, nếu việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được xác định theo Luật nuôi con nuôi Việt Nam.  Việc dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề trên là phù hợp với thực tế của Việt Nam , vì thực tế hiện nay chủ yếu nước ta cho trẻ em làm con nuôi với người nước ngoài. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi , chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Luật nuôi con nuôi 2010.
          Trường hợp thứ hai, nếu việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện ở nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật nơi thường trú của con nuôi.
Ngoài ra, giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được đề cập trong các hiệp định tương trọ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài. Theo các Hiệp định này thì:
-Việc nhận và hủy bỏ nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người nuôi mang quốc tịch.
Nếu cha, mẹ không cùng một quốc tịch thì việc nuôi con nuôi và hủy bỏ việc nuôi con nuôi phải áp dụng pháp luật hiện hành của hai nước ký kết.
-Nếu pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân quy định việc nuôi hoặc xin hủy bỏ việc nuôi con nuôi phải được người đại diện hợp pháp của đứa trẻ, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như bản thana đứa trẻ đồng ý thì phải tuân theo các yêu cầu đó.
-Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nhận hoặc hủy bỏ việc nuôi con nuôi là cơ quan của nước ký kết mà người nhận nuôi con nuôi hoặc xin hủy bỏ việc nuôi con nuôi la công dân. Trong trường hợp cha mẹ nuôi khác quốc tịch, thì thẩm quyền thuộc cơ quan của nước ký kết nới vợ chồng hiện có hoặc đã có thường trú hoặc tạm trú.

3.4. Quan hệ giữa cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước
3.4.1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước
          -Ở Anh: áp dụng pháp luật nơi cư trú của người cha để điều chỉnh quan hệ giữa cha mẹ và con trong giá thú.
          Để giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con ngoài giá thú, pháp luật các nước phương tây chia quan hệ đó thành hai quan hệ: Quan hệ giữa con ngoài giá thù với mẹ của nó và quan hệ giữa con ngoài giá thú với cha của nó.
          + Đối với quan hệ giữa con ngoài giá thú với mẹ của nó: pháp luật của đa số các nước áp dụng pháp luật nơi người mẹ mang quốc tịch. Theo pháp luật của Anh, Pháp, pháp luật được áp dụng là pháp luật nơi thường trú của người mẹ.
          + Đối với quan hệ giữa con ngoài giá thú với cha của nó: Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha áp dụng pháp luật của nước người cha mang quốc tịch, Pháp và một số nước khác áp dụng pháp luật của nước người con mang quốc tịch.
          -Ở các nước Đông Âu
          Khi xem xét mọi vấn đề liên quan đến quyền lời của đứa trẻ, đều xuất phát từ lợi ích cao nhất là lợi ích của đứa trẻ. Pháp luật các nước này xóa bỏ sự bất bình đẳng về mặt pháp lý giữa cha mẹ và con, sự phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Do đó khi giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giữa cha, mẹ và con các nước áp dujnhg nguyên tắc luật quốc tịch của người con để điều chỉnh (Điều 19 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan, Điều 98 nLuật gia đình Bungari).
          Thực tiễn ở Nga không phân biệt con chính thức hay con ngoài giá thú, được giải quyết theo pháp luật Nga, nếu các bên đương sự cư trú trên lãnh thổ Nga. Ngay cả quan hệ giữa cha mẹ và con sống ở nước ngoài cũng chịu sự điều chirnh của pháp luật Nga.
3.4.2.Quan hệ giữa cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài tại Viêt Nam
a)Xác định cha, mẹ cho con
          Vấn đề xác định cha mẹ cho con có yếu tố nước ngoài được quy định tại nghị định số 126/2014/NĐ-CP, Điều  30 quy định:
1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện, nếu bên nhận và bên được nhận còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.
4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.
b. Quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam ký kết với các nước đều ghi nhận các quy phạm thống nhất điều chỉnh quan hệ giữa cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài. Đa số các Hiệp định đều sử dụng nguyên tắc luật quốc tịch của người con để điều chỉnh quan hệ giữa cha, mẹ và con, có thể nói đây là nguyên tắc chủ đạo điều chỉnh quan hệ này. Các hiệp định tương trợ tư pháp quy định: quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con tuân theo pháp luật của nước ký kết mà người con là công dân (Điều 27 Hiệp định Việt Nam – Cu Ba; Điều 36 Hiệp định Việt Nam- Bungari, Điều 28 Hiệp định Việt Nam -  Ba Lan…)
Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi nước nên các hiệp định cũng sử dụng một nguyên tắc khác. Theo Hiệp định Việt Nam- Nga, Hiệp định Việt Nam – Ucraina, nguyên tắc Luật quốc tịch của người con được coi là nguyên tắc bổ xung. Nếu cha hoặc mẹ thường trú trên lãnh thổ nước ký kết này, còn con thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia thì quan hệ pháp lý giữa họ được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người con là công dân (khoản 2 Điều 27 Hiệp định Việt Nam- Ucraina). Trong Hiệp định Việt Nam – Hungari còn quy định bổ sung, nếu người con là công dân của nước ký kết này nhưng cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia thì áp dụng pháp luật của nước ký kết nào xét ra áp dụng có lợi nhất cho người con.
Các hiệp định tương trọ tư pháp giữa Việt Nam và Nga. Ucraina, Lào, Mông Cổ lại áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú chung của đương sự. Theo đó, qun hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi họ cùng cư trú hoặc thường trú (điều 28 Hiệp định Việt Nam – Liên Bang Nga, điều 27 hiệp định Việt Nam- Ucraina, Điều 29 Hiệp định Việt Nam – Lào, Điều 28 Hiệp định Việt Nam- Mông Cổ) nhưng có sự khác biệt về nguyên tác bổ sung. Theo Hiệp định Việt Nam- Nga, Việt Nam- Ucraina, nếu một người trong cha, mẹ và con thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia thì áp dụng theo pháp luật của nước mà người con là công dân, còn trong hiệp định Việt Nam – Lào và Hiệp định Việt Nam- Mông Cổ, vấn đề này cũng áp dụng theo pháp luật nước mà người con thường trú.
c. Vấn đề cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con
          Vấn đề này được áp dụng theo nguyên tắc áp dụng luật của nước ký kết mà người đòi cấp dưỡng là công dân.
          Cùng với việc xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con, Hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong quan hệ này.
          Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp thì thẩm quyền trong xét xử trong các quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con được xác định theo quy tắc quốc tịch kết hợp theo quy tắc nơi cư trú của đương sự. Đa số các Hiệp định quy định, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con thuộc cơ quan tư pháp mà người con là công dân hoặc nơi người con cư trú (Điều 37 Hiệp định với Đức, Điều 27 Hiệp định với Cu Ba, Điều 37 Hiệp định với Hungari, Điều 24 Hiệp định với Bungari…
          Về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, và con các Hiệp định tương trợ thường áp dụng nguyên tắc quốc tịch của người con khi sinh ra. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc tiến bộ chung là quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích của người con trong quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con.

3.5. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ pháp lý giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài
3.5.1.Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ pháp lý giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước
          Đối với những nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự để giải quyết những vấn đề về tư pháp quốc tế (Pháp, Đức, Italia…) thì quan hệ nhân thân sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước mà vợ chồng mang quốc tịch. Nếu vợ chồng không chung một quốc tịch thì pháp luật của nước mà người chồng mang quốc tịch.
          -Đối với nhũng nước áp dụng luật nơi cư trú của đương sự để giải quyết những vấn đề về tư pháp quốc tế (Anh, Mỹ, Na uy…) thì quan hệ nhân thân sẽ được giải quyết theo pháp luật nơi cư trú chính thức của họ điều chỉnh.
          Về quan hệ tài sản
          Pháp luật các nước Phương Tây cho phép vợ chồng ký kết hôn ước để xác định chế độ tai sản chung và chế độ tài sản riêng của mỗi người. Các bên có thể lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ tài sản của mình.
          Trong trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng thì quan hệ của họ do pháp luật của nước vợ chồng mang quốc tịch để điều chỉnh (Italia, Đức, Hy Lạp…) nếu hai vợ chồng không cùng mang quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước người chồng mang quốc tịch.
          Riêng ở Anh, Mỹ, Pháp thì áp dụng luật nơi cư trú chính thức của vợ chồng để giải quyết quan hệ tái sản của họ.
          Ở các nước Đông Âu
          Quan hệ tài sản và qua hệ nhân thân giữa vợ chồng do pháp luật vợ chồng mang quốc tịch điều chỉnh (mục 1 Điều 17 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan, mục 2 Điều 94 Bộ luật gia đình Bungari).
Trường hợp vợ chồng không cùng chung quốc tịch thì theo pháp luật Ba Lan thì áp dụng luật nơi vợ chồng sống chung, còn nếu hai vợ chồng không có nơi sống chung ở cùng một nước, thì áp dụng luật Ba Lan (Điều 17 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan)
Theo pháp luật Bungari: Luật Bungari được áp dụng nếu một trong hai người mang quốc tịch Bungari hoặc quan hệ vợ chồng được thực hiện tại Bungari.
Ở Liên Bang Nga: pháp luật không có quy định cụ thể về pháp luật áp dụng cho quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài. Song trong thực tiễn quan hệ Nga, quan hệ vợ chồng trong phạm vi lãnh thổ Nga do pháp luật Nga điều chỉnh. Công dân Nga ở nước ngoài phải tuân theo các quy định của pháp luật Nga về quan hệ vợ chồng, không phân biệt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp của các nước, quan hệ vợ chồng do pháp luật nơi cư trú của vợ chồng quyết định, trong trường hợp hai vợ chồng cùng quốc tịch, nhưng khác nơi cư trú thì quan hệ nhân thân và tài sản của họ do pháp luật của nước nơi mà họ mang quốc tịch điều chỉnh. Nếu vợ chồng mang quốc tịch khác nhau , nơi cư trú khác nhau thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của họ do pháp luật nơi cư trú chung cuối cùng của họ điều chỉnh.
3.5.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ pháp lý giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
          Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tái ản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam là quy phạm pháp luật được ghi nhận trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy phạm pháp luật khác của pháp luật Việt Nam . Theo pháp luật Việt Nam các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng được quy định được quy định từ điều 17 đến Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Qua các điều này cho thấy quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng mang yếu tố tình cảm gắn liền vơi nhân thân không thể chuyển giao cho người khác, chỉ với tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền và nghĩa vụ đó. Trong quan hệ vợ và chồng, bên cạnh quyền và nghĩa vụ về nhân thân còn có các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ và chồng có ý nghĩa quan trọng là cơ sở để đảm bảo cho gia đình thực hiện tôt chức năng của nó. Các quyền và nghĩa vụ đó còn đáp ứng được các quyền và nghĩa vụ chính đáng cảu vợ và chồng, đảm bảo cho vợ, chồng thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ nhân thânvới nhau và thực hiện tôt các quyền và nghĩa vụ đối với con cái
          Như vậy, khi điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài, pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó là quy phạm pháp luật được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy phạm pháp luật khác của pháp luật Việt Nam.
          Xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tái sản giữa vợ và chồng còn được giải quyết  trên cơ sở các nguyên tắc được ghi nhận trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước. Theo các Hiệp định này, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo các quy phạm xung đột thống nhất. Nguyên tắc chủ yếu được ghi nhận trong các hiệp định tương trọ tư pháp để giải quyết xung đột pháp luật trong các lĩnh vực này là nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự và luật nơi cư trú hoặc thường trú của đương sự. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguyên tắc này còn có sự khác nhau, ngoài việc sử dụng nguyên tắc chính các hiệp định còn sử dụng các nguyên tắc bổ sung. Chăng hạn, Hiệp định giữa Việt Nam – Cu Ba, Việt Nam- Hunggari, Việt Nam – Bungari, Việt Nam – Ba Lan, nguyên tắc chủ đạo điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng là nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự, đồng thời bổ sung thêm nguyên tắc luật nơi cư trú, các Hiệp định này đều quy định:
          -Nếu vợ, chồng là công dân nước ký kết này và cùng cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia , thì quan hệ nhân thân và quan hệ tái sản được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà họ là công dân;
          -Nếu vợ và chồng cùng là coogn dân của một nước mà chồng cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết này, vợ cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân;
          -Nếu vợ, chồng mà người là công dân của nước ký kết này, người là công dân của nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước ký kết nơi họ đã hoặc đang cùng thường trú.
          Như vậy, theo các Hiệp định trên pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, trong trường hợp vợ và chồng cùng quốc tịch sẽ là luật quốc tịch của vợ, chồng. Nếu vợ, chồng không cùng quốc tịch thì điều chỉnh theo pháp luật nơi cư trú cuối cùng.
          Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Nga, Ucraina, Lào, Mông Cổ thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản chủ yếu điều chỉnh theo luật nơi cư trú hoặc thường trú của đương sự. Bên cạnh đó bổ sung thêm nguyên tắc luật quốc tịch. Nếu vợ, chồng cư trú trên lãnh thổ nước ký kết này, người thường trú trên lãnh thổ nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và quan hệ tái ản giữa họ được điều chỉnh theo pháp luật nước ký kết nơi mà họ là công dân.
Ngoài ra , đa số các Hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định trong trường hợp vợ, chồng không có nơi cư trú chung (hoặc thường trú) thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa họ điều chirnhtheo pháp luật của nước nơi có tòa án nhận đơn hoặc tòa san có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thì đa số các hiệp định đều sử dụng nguyên tắc nơi thường trú chung hoặc nơi thường trú cuối cùng của vợ chồng kết hợp vơi nguyên tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về thẩm quyền xét sử.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển của đất nước, Việt Nam mở rộng các quan hệ đa phương trong đó kết hôn có yếu tố nước ngoài trở thành nhu cầu, xu thế tất yếu của xã hội Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thúc đẩy, tác động.
Đề tài đã tập chung làm rõ các vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như: các vấn đề về trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền đăng ký kết hôn, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, các quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài, quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tố nước ngoài, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đồng thời đề tài cũng đã đưa ra một số phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước cũng như ở Việt Nam hiện nay.



         



BACK TO TOP